Buông Chiếc Điện Thoại Xuống, Chúng Ta Là Ai – Are You Slave To Your Phone

Công nghệ hiện đại

Buông chiếc điện thoại, bạn có thấy cô đơn?

Tôi bước vào quán ấy chỉ để gọi một ly cappuccino, cô bé bán café sẽ mang tách café ấm nóng ngon lành qua tận shop và trong lúc nhâm nhi ly café ấy, tôi viết này viết nọ. Ấy là thói quen mỗi sáng của tôi. học kế toán trưởng

Trước đây tôi không ghiền café, chỉ thỉnh thoảng mới uống cappu nhưng từ khi dành mấy tháng trời ở cạnh anh người yêu thì tôi cũng bị nhiễm cái thói quen uống cappu của anh ấy. Anh ấy đi rồi nhưng thói quen ấy thì đã kịp bắt rễ sâu.

Quay lại chuyện khi tôi bước vào quán café ấy, rất đông vui, các thanh niên ngồi gần như kín mọi bàn. Người đông là vậy mà không khí lặng im như tờ, trừ tiếng nhạc của quán vang lên nhè nhẹ, gần như không ai nói với ai câu nào. Vì tất cả đang bận tập trung vào chiếc điện thoại trên tay họ. Nhóm hai người sẽ có hai chiếc điện thoại, nhóm 5 người thì 5 chiếc điện thoại. Cảnh tượng khá quen đúng không? học logistics ở đâu tốt

Chỉ duy nhất một anh chàng ngồi trong góc, sát cạnh quầy pha chế, anh chàng ấy là bạn tôi, người giúp tôi mọi công việc liên quan mỗi khi tôi mất điện thoại, mà việc này khá thường xuyên. Cậu ấy đang ngồi một mình và đọc sách. Vâng, là đọc sách. Tôi nhìn cảnh ấy thì vui lắm, vui như chính mình đang đọc sách vậy. Tôi từng viết bài “10 lý do tuyệt vời khiến bạn muốn đọc sách ngay” và một lý do trong số đó là sách khiến bạn trở nên vô cùng khác biệt và đầy thiện cảm. Tôi nhìn lại toàn quán café và bất chợt phải công nhận với chính mình một lần nữa về điều ấy.

Thói quen đọc sách
Thói quen đọc sách

Tôi chỉ muốn hét lên giữa quán rằng “Bọn trai kia hãy nhìn anh chàng này, anh ấy đang đọc sách đấy, thấy không? Đọc sách đấy. Anh ấy là bạn tao đấy” Vâng dù câu này có hơi không liên quan nhưng không hiểu sao tôi thấy tự hào lắm mỗi khi thấy ai đó đọc sách trong quán café, tự hào về cái gì thì chẳng biết nữa vì đâu phải vì tôi mà họ mới đọc sách, cũng chẳng phải họ đang đọc sách của tôi. Nhưng vẫn cứ thấy vui vui trong lòng. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

Tôi hỏi cậu bạn “Cậu đọc gì đấy?” Cậu ấy giơ cuốn sách lên và tôi thấy “Lối sống tối giản” – một cuốn sách tuyệt vời. Tôi biết thế mặc dù tôi chưa đọc cuốn sách ấy. Nhưng bởi tôi đã sống theo tinh thần của cuốn sách rồi nên thật vui khi thấy nhiều người hơn nữa quan tâm đến một lối sống, mà theo tôi là, phong cách của tương lai. Tôi nói cậu bạn “Đọc xong cho mượn nghen”. Cậu ấy nói “Ok” và tôi ra về. À, nếu bạn chưa đọc bài “Sống đơn giản cho đời bình an” của tôi thì nên tìm đọc nhé. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

Cappuccino dần trở thành thói quen mới của tôi mà tôi không thể hay không muốn dừng lại chút nào. Hoặc có muốn cũng không dễ chút nào. Tạo ra một thói quen đã khó, bỏ thói quen ấy còn khó hơn gấp bội. Chẳng cần triết học cao siêu gì chúng ta cũng đều biết điều đó. Vậy nên khi tôi nhìn vào thực tế của những chiếc điện thoại, tôi chợt nhận ra tại sao nó lại trở thành thứ quan trọng thế, thành vật bất ly thân thế đối với mọi người đến thế, vâng, thật sự là (gần như) mọi người.

Uống capuccino
Uống capuccino

Triết học nào đấy nói rằng chúng ta là những gì chúng ta nghĩ và làm. Theo logic ấy liệu tôi có thể kết luận rằng: Ngày nay, chúng ta chính là chiếc điện thoại của chúng ta? (Khi tôi nói chúng ta, đừng làm khó mọi chuyện, ý tôi là nhiều người, ok. Nếu bạn không như vậy, chỉ cần tự loại mình ra). Tại sao chúng ta lại là chiếc điện thoại? Bởi vì chiếc điện thoại như một bản phân thân của ta: học xuất nhập khẩu tại tphcm

Bất kể chúng ta nghĩ gì, đi đâu, làm gì, với ai chúng ta sẽ thường dùng điện thoại để đăng lên đâu đó cho người khác biết, cụ thể như là fb. cộng đồng xuất nhập khẩu

Bất kể chúng ta muốn biết về ai, chúng ta lục tìm họ trên thế giới mạng. Muốn biết về cái gì khác, ta dùng điện thoại để truy cập và tìm kiếm thông tin cũng từ thế giới ấy.

Khi ta vui vẻ, khi ta cô đơn, khi ta mệt mỏi, khi ta đầy năng lượng, khi ta thành công, khi ta thất bại, khi ta bất hạnh, khi ta hạnh phúc…. Mọi khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta đều dùng đến điện thoại để lưu trữ kỉ niệm, thông tin và rồi lại dùng điện thoại để bộc lộ bản thân, để kết nối với người khác và thế giới.

Tôi không thích câu “cả thế giới thu lại bằng một cô gái/chàng trai” vì tôi thấy câu ấy chưa đúng đâu. Câu nói đúng phải là “Cả thế giới thu lại vừa bằng một cái điện thoại” thì mới đúng. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Chiếc điện thoại dần trở thành cả thế giới của chúng ta, là nơi ta thể hiện bản thân mình, kết nối mình với thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Bao nhiêu lợi ích của chiếc điện thoại có kể đến mai chắc cũng không hết. Nhưng nếu nói về mặt hại thì sao?

Đêm giao thừa vài tuần trước, tôi ngồi bên bờ hồ cùng vài người bạn, ăn uống đợi đến nửa đêm xem pháo hoa. Nói thật, tôi không hứng thú với pháo hoa pháo bông gì cả, nhưng vì đó là một lời hứa nên tôi vẫn tham gia. Gần nửa đêm, phố xá mọi nẻo đều kín người, thậm chí khó mà nhúc nhích được. Đúng 12 giờ khi cụm pháo đầu tiên phát nổ, tôi nhìn ra xung quanh. Tất cả, mà không chắc tầm 95% thôi, mọi người đều đang nhìn lên bầu trời rực pháo bông ấy, thông qua màn hình điện thoại của họ. Họ đang quay phim, chụp ảnh lại cảnh đó, như mọi người vẫn thường làm vào mọi đêm giao thừa khác. Tôi cảm thấy cô đơn khi mình là người duy nhất không cầm trên tay chiếc điện thoại, thế nên tôi lôi điện thoại ra và chụp lại cảnh tượng rất buồn cười nhưng cũng rất đau lòng ấy: trời mù sương, pháo hoa trên trời không rực rỡ bằng ánh sáng của hàng trăm chiếc điện thoại đang phát sáng rực lên từ mặt đất. nên học kế toán thực hành ở đâu

Một người bạn của tôi, cái người mà bắt tôi hứa phải tham gia xem pháo bông nếu không anh ta sẽ vào tận nhà gõ cửa bắt tôi đi. Trong giây phút giao thừa ấy, bạn biết anh ấy nói gì không “Ôi anh nhớ giao thừa năm ngoái anh đang ở Đà Nẵng, xem cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, đẹp lắm, không như này đâu” Xong rồi bất kể tôi có quan tâm hay không, anh ta mở hai chiếc điện thoại, một chiếc quay lại cảnh pháo bông hiện tại. Một cái khác để tìm lại những video cũ năm ngoái nhằm khoe tôi. May mắn thay chưa tìm ra thì có điện thoại tới, anh ấy bước ra chỗ khác để nghe máy. Tôi thầm cảm ơn trời vì được trở lại trong giây phút của hiện tại mà không bị anh ta làm nhiễm bẩn bởi những kỉ niệm của anh ta trong quá khứ. Từ giây phút ấy, tôi biết rằng mình đang ở sai chỗ, với sai người rồi. Tôi ước gì mình đang nằm ở nhà ngủ một giấc ngon lành thay vì ra đây, ngồi với những người mà tâm trí của họ chưa bao giờ ở trong thời điểm hiện tại, nhưng luôn và luôn là lúc nào đấy, nơi nào đấy ở quá khứ và tương lai.

Đó là một trong những điều tôi ghét về chiếc điện thoại. Nó đang trở nên quá quan trọng đối với tất cả mọi người. Nó đang khiến mọi người lãng quên đi những khoảnh khắc của hiện tại, chỉ để nhìn lại những thứ trong quá khứ hoặc viễn cảnh tương lai, của mình và của người khác. Chẳng có ai thật sự ở đây, ngay lúc này cả. Tôi cảm thấy như vậy. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Bạn bè gặp mặt nhau để chụp một tấm hình đăng fb, rồi ai trở về điện thoại của mình để nói chuyện với những người khác, thậm chí nói chuyện với nhau qua những dòng comment nữa. Người ta tặng quà cho nhau để có cái đăng fb. Người ta mua sách và giả bộ đọc sách cũng để có cái đăng fb. Người ta mua những món đồ mới, đi check in quán mới để có cái đăng fb. Người ta đi làm cực khổ để kiếm tiền, kiếm tiền để chi trả cho những hình ảnh đẹp lung linh trên fb. Cuộc sống cứ thu nhỏ dần nhỏ dần và trở nên vô cảm xúc, vô nghĩa lúc nào không hay.

Nếu như bạn phát hiện ra chiếc điện thoại đang ăn cắp của bạn bao nhiêu thời gian một ngày bạn sẽ hết hồn đấy. Từ sáng đến tối, tổng thời gian bạn chi dùng cho điện thoại, nếu tổng kết lại tôi tin nó sẽ chiếm một phần không nhỏ cả cuộc đời bạn. Và rồi khi về già, khi ngỡ ngàng nhận ra phần lớn cuộc đời đã trôi qua, ai cũng sẽ thấy hối tiếc: tôi chưa kịp làm gì cả, thời gian đi đâu mất rồi? Giờ tôi biết làm gì đây khi không còn hứng thú với điện thoại nữa và tất cả con cháu xung quanh tôi cũng không ai muốn dành thời gian cho tôi, vì chúng đang bận sống trên chiếc điện thoại? Thật là một mớ luẩn quẩn không lối thoát.

Không nhìn ra xung quanh nữa. Tôi nhìn vào chính cuộc sống của mình.

Tôi thấy Phi Nhung mỗi tối nằm chơi với chiếc điện thoại trong khi Rio chơi một mình với con khủng long nhựa, hoặc con robot. Khi không có những món đồ chơi bên cạnh hay khi mẹ nó không cho chơi điện thoại, tôi thấy nó thật cô đơn, tôi thấy thương.

Tôi lại thấy chính mình trước đây, mỗi khi về nhà thăm ba mẹ, trong khi cả nhà ăn uống trò chuyện thì tôi bận rộn đọc những inbox, comment, nói chuyện với những người lạ đang muốn trò chuyện với tôi trên fb. Tôi nhớ lại việc thỉnh thoảng ba mẹ hay nhắc nhở “Lúc nào cũng cắm mặt vào cái điện thoại” nhưng mà tôi đâu bận tâm. Vì nói chuyện với họ thú vị hơn nói chuyện với ba mẹ nhiều. Nghĩ lại những điều ấy, tôi thấy xấu hổ.

Vâng, phía bên trên, bạn tưởng tôi đang nói về bạn, về mọi người, về người ta, nhưng thật ra, tôi đang thông qua đó để nói về chính mình. Về sự thất vọng của bản thân mình khi nhìn lại thói quen hành động trong suốt một ngày.

Công việc của tôi khá nhàn hạ nên chiếc điện thoại một khi được cầm lên sẽ khó lòng được đặt xuống. Ngày nào trôi qua mà tôi thấy mình dùng điện thoại quá nhiều, thay vì đọc sách, viết lách hoặc làm chuyện khác. Ngày hôm đó tôi thấy thật buồn, thấy ân hận và chê cười bản thân lắm. Nhưng không có nghĩa hôm sau tôi sẽ làm khác đi.

Chiếc điện thoại đang dần trở thành một con người khác của chính tôi, nhờ nó tôi biết thêm về nhiều người xung quanh, nhưng càng biết thêm về xung quanh tôi nhận ra mình càng mất kết nối với chính bản thân mình. Tôi biết mọi người đang nghĩ gì, thông qua điện thoại nhưng đôi khi tôi lại không nhận ra chính mình đang nghĩ gì. Điều đó thật tệ làm sao! học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất 

Công nghệ hiện đại
Công nghệ hiện đại

Tôi thầm nghĩ, nếu như mọi người cùng buông điện thoại xuống để nhìn vào mắt nhau, nhìn thật sâu vào mắt nhau, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Mọi người sẽ cùng phá lên cười, hay là bật khóc nức nở? Bởi vì cảm thấy mình trần trụi, mình cô đơn quá. Bởi vì nhận ra không có chiếc điện thoại mình cứ như con ốc sên bị lấy mất cái vỏ ốc, như người chơi hóa trang bị tháo mất chiếc mặt nạ… Không còn an toàn nữa, không còn nơi nào để trốn tránh nữa. Bởi vì nhận ra không có chiếc điện thoại để làm mặt nạ, mình sẽ chẳng thể giả vờ, giả vờ như mình hạnh phúc, mình đang ổn, mình mạnh mẽ.

Nếu như mọi người cùng buông điện thoại xuống, để đôi tay rảnh rang trao nhau cái ôm, cái bắt tay thân tình thay cho lời hỏi thăm đãi bôi qua điện thoại. Nếu như mọi người cùng buông điện thoại xuống, để trao đổi nhau những món quà, những câu chuyện vui, những nụ cười và cả những giọt nước mắt nữa. Chẳng phải sẽ tốt hơn khi phải gửi những thứ ấy thông qua chiếc điện thoại hay sao?

Nếu như những người mẹ người cha có thể buông điện thoại xuống, để chơi với con mình, đọc truyện cho nó nghe, dạy nó những bài học về cuộc sống chẳng phải tốt hơn việc chỉ dùng điện thoại để học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con khắp năm châu sao? học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Nếu như những cặp vợ chồng, tình nhân có thể buông điện thoại xuống, để nắm tay đi dạo trong công viên, để cùng nhau nấu một bữa ăn ngon lành, để tâm sự nhau những điều khó nói… chẳng phải tốt hơn sao?

Nếu như những người bạn, có thể buông điện thoại xuống để nhìn vào mắt nhau mà hỏi rằng “bạn có đang hạnh phúc không?” “Tôi đang buồn chán quá bạn ạ” “bạn có đang buồn chán không?” thì chúng ta sẽ biết được rất nhiều những câu chuyện mà mỗi người trong chúng ta đang cố giấu kín phía sau những hào nhoáng đẹp đẽ được đăng tải lên fb mỗi ngày.

Nếu như những người đang cảm thấy cô đơn, lạc lõng một mình có thể buông điện thoại xuống mà nhấc một cuốn sách lên, mở nó ra và đọc thì chẳng phải rất tốt sao? Hoặc là đơn giản thu hết can đảm để mở lời trò chuyện với một người cô đơn khác đang ngồi ngay bên cạnh. Biết đâu đấy họ đang cần ai đó giúp họ buông bỏ chiếc điện thoại xuống. nên học kế toán thực hành ở đâu

Một người bạn của tôi nói rằng, thế giới này không giống như thế giới anh ấy từng sống trước đây, cái thời chưa có nhiều công nghệ di động. Thời đó anh ấy du lịch khắp nơi và kết bạn với mọi người rất dễ dàng, rất vui, bởi vì ai cũng muốn có những người bạn và nghe những câu chuyện từ người khác. Nhưng ngày nay, người ta không còn bận tâm gì mấy về những chuyện như kết bạn hay trò chuyện nữa. Ai cũng dành ưu tiên tuyệt đối cho chiếc điện thoại còn hơn. Người với người, ở ngay cạnh nhau mà khoảng cách xa như hàng trăm dặm. Bước vào quán bar, 5 người đàn ông, 5 người phụ nữ, mỗi người mỗi góc với chiếc điện thoại là chuyện điên rồ trong quá khứ nhưng lại là sự thật hiển nhiên ngày nay.

Điện thoại giúp con người kết nối với nhau nhưng lại khiến con người mất kết nối với những giá trị thực, cảm xúc thực của chính mình.

Sao không thử một cách sống khác, buông chiếc điện thoại xuống để ngẩng mặt lên, nhìn người, nhìn đời và nhìn vào chính mình nữa.

Cũng hôm nay là buổi sáng đầu tiên sau một khoảng thời gian khá dài, tôi không gọi một ly cappuccino ấm nóng ngon lành nữa. Cả cappu lẫn điện thoại đều là những thói quen mà thôi. Cappu là thói quen được tạo trong vài tháng, điện thoại là thói quen đã được hình thành trong nhiều năm. Nếu tôi không bỏ được cappu, làm sao dám nghĩ đến chuyện buông bỏ điện thoại? Nếu không thể buông bỏ điện thoại, làm sao tôi có thể buông bỏ những tham vọng, những phán xét, những tranh đua ghen tị, những tham lam, những lo lắng buồn rầu đang ngày càng xâm chiếm hết thời gian cuộc sống của mình?

Khi tôi viết vừa tới đây thì phải dừng lại vì Justice, một ông già người Mỹ, bạn tôi, đang sống ở Bảo Lộc, ghé shop chơi. Mỗi lần đi ngang shop ổng sẽ ghé lại và chúng tôi sẽ nói chuyện một lát vì ở cái thành phố bé nhỏ này không nhiều người nói tiếng Anh với ổng được. Chúng tôi đang nói về chuyện học yoga thì một vị khách ghé shop mua quần jeans. Tôi tạm biệt Justice vào bán hàng cho khách. Anh khách nhìn tôi với ánh mắt thán phục kèm lời cảm thán “Chà giỏi thế, nói tiếng Anh luôn. Em học hay sống ở nước ngoài à?” Tôi nói “Không, em du lịch và tự học thôi”. Và nó là sự thật bạn ạ. khóa học kế toán thuế

Tôi dùng điện thoại để kết bạn, trò chuyện với người nước ngoài, việc này mang đến cho tôi khoảng 30% khả năng sử dụng tiếng Anh.

Khi buông điện thoại xuống, tôi tự mình dịch sách và học bằng các phương pháp khác, trong đó cả việc gặp và trò chuyện trực tiếp với những người nước ngoài là những cách đã giúp tôi 70% còn lại.

Tất nhiên 100% của tôi cũng chỉ bằng 20-30% của những người khác thôi. Nhưng như thế cũng đủ mang lại cho tôi cuộc sống rất khác rồi!

Tương tự, chỉ cần bạn có thể buông điện thoại xuống, sử dụng chúng 20-30% so với thói quen bạn thường dùng. Như thế cũng đủ để có một cuộc sống khác rồi. Không tin cứ thử mà xem. Ban đầu bạn sẽ thấy cô đơn trống trải lắm, lẻ loi nữa. Nhưng khi quen với nó rồi thì bạn sẽ thích cảm giác lẻ loi đơn độc ấy. Đi sâu vào cái lẻ loi đơn độc, bạn sẽ tìm ra nguồn bình an hạnh phúc của chính mình. Hóa ra nó không nằm trong cái điện thoại chút nào cả.

Ồ, khi tôi nói buông bỏ điện thoại xin đừng nghĩ là bạn phải vứt nó đi. Không, nó hữu ích lắm chứ. Nhưng hãy giới hạn thời gian dùng điện thoại của bạn mỗi ngày. Dành thời gian đó để làm những việc khác có ích hơn, ý nghĩa hơn, đem mọi người lại gần nhau hơn, đem mình đến gần cuộc sống thực hơn, đem cảm xúc bùng cháy mãnh liệt hơn nữa.

Tôi đã làm điều đó được vài ngày nay: không dùng đến điện thoại nhiều, không lướt fb nhiều, không đọc tin tức. Và đó chính là lý do bạn có thể thấy, mấy hôm nay tôi liên tục viết và đăng rất nhiều. Nếu như tôi vẫn giữ thói quen cầm điện thoại nghịch mọi lúc như cũ, hẳn sẽ chẳng có gì để đăng lên cái trang phituyet.com nhiều chuyện này cả.

Buông chiếc điện thoại, tôi nhận ra một ngày dài hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều. Không lướt internet, tôi dành thời gian để đọc, viết và dịch sách. Tôi đang dịch một cuốn sách về chính trị rất hay mà lạ chưa, lần đầu tiên tôi thấy những cái hay của chủ nghĩa cộng sản. Những cái hay thuộc về lý thuyết, đáng tiếc đã không được thực hành.

Cuốn sách ấy có một câu cực hay rằng “Sẽ không bao giờ có một thế giới công bằng tuyệt đối trên đời này, về mặt vật chất hay kinh tế. Nhưng không có nghĩa một thế giới công bằng không tồn tại. Nó tồn tại nhưng thuộc một phạm trù khác, là thế giới tâm linh. Ai cũng có cơ hội ngang nhau để bình an, hạnh phúc, để giác ngộ và trở thành một vị Phật, để nếm trải nước Trời. Đừng bận tâm quá nhiều đến những cuộc cách mạng về công bằng bên ngoài, nhưng hãy tìm đến với cuộc cách mạng về cái vĩnh cữu bên trong. Nó là con đường cá nhân, cuộc cách mạng của mỗi cá nhân.” nên học kế toán ở đâu

Khoe một chút với bạn chuyện dịch sách vậy thôi. Ngoài ra khi buông chiếc điện thoại, tôi không chỉ ngắm và chụp hình đóa hoa hồng trong vườn lúc nó đương nở rộ, mà còn có thể ngắm nhìn nó tàn đi từng ngày. Rồi nhận ra cả điều ấy cũng thật đẹp làm sao. Không chỉ tìm những câu quote ý nghĩa trên mạng làm thần chú cho mình, tôi còn tự viết quote, viết những câu thần chú cho chính bản thân mình nữa, dựa trên những gì tôi chiêm nghiệm mỗi ngày.

Câu tôi chiêm nghiệm hôm nay, cũng là câu hỏi tôi dành cho bạn, nếu bạn cũng là người muốn sống khác đi, muốn làm một cuộc cách mạng bên trong cho chính mình. Hãy suy nghĩ và trả lời nghiêm túc:

“Ai đang làm chủ cuộc sống của bạn? Có phải chiếc điện thoại không? Thứ mà bạn cảm thấy như mình không thể sống mà thiếu nó? Bạn có thể sống mà không có điện thoại không?

Và nếu như bạn buông điện thoại xuống, bạn là ai?

Tác giả: Phi Tuyết

Chị Phi Tuyết, tác giả của cuốn sách Best Seller “Sống Như Ngày Mai Sẽ Chết” đã bán được 20,000 bản. Chị là cây bút được nhiều bạn trẻ yêu thích và mến mộ. Những bài chia sẻ sâu sắc của chị, bạn có thể được tìm thấy tại blog cá nhân phituyet.com hoặc facebook của chị là fb.com/phi.tuyet.1990.

Tham khảo: Học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *