Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Là Gì? Ra Làm Gì?

Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Là Gì? Ra Làm Gì?

Kinh tế đối ngoại là một trong những ngành nghề khiến nhiều bạn trẻ khá quan tâm hiện nay. Việt Nam đã có hoạt động giao thương với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vì vậy ngành kinh tế đối ngoại sẽ có thể cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai.

Những bạn trẻ yêu thích ngoại giao, giỏi ngoại ngữ và có nền tảng kiến thức vững vàng về quy trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm, luật pháp quốc tế… trong lĩnh vực kinh tế quốc tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm với những đãi ngộ hấp dẫn.

Vì vậy, học ngành Kinh tế đối ngoại ra trường làm gì? Học ra àm việc ở đâu? đang trở thành câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn ngành học tiềm năng này.

>>> Xem thêm: Review Khóa Học Nhân Sự Ngắn Hạn Ở Đâu Tốt Nhất

1. Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Là Gì?

Kinh tế đối ngoại tiếng Anh là International Economics là ngành học về các tương tác kinh tế giữa các quốc gia như thương mại quốc tế. Nó một cách chính, kinh tế đối ngoại liên quan đến việc trao đổi, giao dịch thương mại giữa các quốc gia.

Kinh tế đối ngoại chính là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật của một nước với bên ngoài. Qua đó tham gia vào sự phân công và hợp tác trong lao động quốc tế. Trực tiếp trao đổi mậu dịch quốc tế.

Kinh tế đối ngoại là một trong những bộ phận của nền kinh tế quốc gia và lĩnh vực kinh tế đối ngoại sẽ được chuyển giao động quốc tế và mọi mối quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và mọi dịch vụ quốc tế.

Học ngành kinh tế đối ngoại, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về tỷ giá hối đoái và dòng tiền giữa các quốc gia, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế; phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, vai trò của các quy định và chi phí vận chuyển đối với dòng chảy thương mại, sự khác biệt về chế độ thuế ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của một công ty về các quốc gia sẽ hoạt động…

Các môn học tiêu biểu trong ngành Kinh tế đối ngoại: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh tế quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải quan…

2. Ngành Kinh tế đối ngoại thi khối nào?

Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội): Toán – Lý – Anh (A01), Toán – Văn – Anh (D01).

Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM: Toán – Lý – Hóa (A00); Toán – Lý – Anh (A01), và Toán – Văn – Anh (D01).

Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM: Toán – Lý – Hóa (A00); Toán – Lý – Anh (A01), Toán – Văn – Anh (D01), Văn – Sử – Địa (C).

Đại học Ngoại thương TP.HCM: Toán – Lý – Hóa (A00), Toán – Lý – Anh (A01), Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Văn – Nhật (D06).

Học viện Chính sách và Phát triển: Toán – Lý – Hóa (A00), Toán – Lý – Anh (A01), Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Hóa – Anh (D07).

Đại học Ngoại thương (Hà Nội): Toán – Lý – Hóa (A00), Toán – Lý – Anh (A01), Toán – Văn – Anh (D01), Toán – Văn – Pháp (D03); Toán – Văn – Nga (D02); Toán – Văn – Trung (D04) và Toán – Văn – Nhật (D06).

Học Kinh tế đối ngoại ra sẽ làm những công việc gì?
Học Kinh tế đối ngoại ra sẽ làm những công việc gì?

»»» Nên Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

3. Học Kinh tế đối ngoại ra sẽ làm những công việc gì?

Hiểu Kinh tế đối ngoại là gì, bạn cũng có thể biết được phần nào về các công việc liên quan. Với các kiến thức học được từ ngành Kinh tế đối ngoại và lợi thế ngoại ngữ vượt trội, bạn có thể dễ dàng tìm được công việc đúng chuyên ngành.

Chuyên viên kinh doanh quốc tế với trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán, chốt sales, ký kết hợp đồng, nhận hàng hoặc giao hàng với các khách hàng hoặc đối tác nước ngoài.

Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ như đã ký kết.

Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế

Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại

Với các chức danh và loại hình công việc như trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài.
  • Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế…của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
  • Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế…

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất

4. “Mức Lương Ngành Kinh Tế Đối Ngoại” – Sự ổn định và không ngừng tăng

Dù là mức lương có sự phân chia cụ thể theo năng lực và kinh nghiệm vị trí làm việc cho các ứng viên nhưng để so về con số có lẽ là khá cao cơ với các lĩnh vực khác.

Bởi chỉ là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong tay nhưng bạn có thể đạt được mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu/ tháng làm việc.

Còn về các ứng viên có tiềm năng kinh nghiệm hơn, năng lực làm việc đáp ứng tốt mục tiêu đề ra thì mức lương đạt được từ 7 – 10 triệu/ tháng là hết sức bình thường.

Hơn nữa, nếu bạn đảm nhận cho vị trí cho cấp quản lý trở nên với khối lượng công việc tăng cao thì sự khởi điểm mức lương của bạn đã là từ 15 – 20 triệu/ tháng

Trên đây là những thông tin về ngành Kinh tế đối ngoại mà Sinh Viên Ngoại Thương tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về việc học ngành Kinh tế đối ngoại ra trường làm gì và có thể làm việc ở đâu để có thể vững tin theo đuổi ngành học này trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Sinh Viên Ngoại Thương chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *